Giá trị thịt Gà_thịt

Ở một số nơi thuộc Việt Nam, vẫn có ý kiến và quan niệm về giá trị dinh dưỡng của thịt gà công nghiệp đặt trong mối tương quan so với giống gà nội địa hoặc các loại gà được chăn nuôi theo hình thức thả vườn hoặc nuôi một cách tự nhiên và vấn đề ăn gà công nghiệp tốt hơn gà thả vườn. Ở Việt Nam có những quan niệm khác nhau về giá trị dinh dưỡng của gà ta hơn gà công nghiệp, giá trị dinh dưỡng của các giống gà quý có tốt hơn gà thông thường và giá cả giống gà quý rất đắt (gà Đông Tảo, gà Mía, gà đồi Yên Thế có giống gà có giá đến cả chục triệu đồng/con. Không những thế, những con lai đời F2, F3 cũng có giá cao gấp nhiều lần gà ta, gà công nghiệp). Hiện nay các giống gà nội địa Việt Nam như gà Mía, gà đồi Yên Thế, gà Đông Tảo... được nhiều người ưa chuộng và thường có giá thành cao hơn gà ta, gà công nghiệp rất nhiều xuất phát từ chính thói quen về mặt khẩu vị của người dân Việt Nam.

Từ lâu ở Việt Nam, người dân luôn cho rằng thịt gà phải dai, chắc thịt mới là ngon. Để gà dai, chắc thịt thì thời gian phải nuôi phải lâu, càng lâu càng tốt, càng nuôi lâu thì lượng nước trong thịt càng giảm. Khi tỷ lệ nước ít, thịt sẽ khô, săn chắc hơn. Đây chính là lý do thịt gà Đông Tảo, gà đồi Yên Thế ăn chắc, dai hơn so với các loại gà khác. Ngoài ra các giống gà quý thường là gà được nuôi trong điều kiện chăn thả tự nhiên, thức ăn tự nhiên và thời gian nuôi lâu. Gà được vận động nhiều nên cơ chắc hơn. Cùng với đó là thời gian nuôi lâu, ví dụ như gà Đông Tảo giống thuần có thể nuôi đến cả năm, gà giống lai hay gà đồi Yên Thế thường nuôi 3-6 tháng, do đó việc ăn gà quý luôn cảm thấy dai, chắc hơn gà Đông Tảo, gà Mía, gà đồi Yên Thế... ăn ngon, chắc hơn so với các loại gà khác. Quan niệm của nhiều người cho rằng, ăn gà quý bổ hơn, có nhiều chất hơn.

Ngoài việc nhầm tưởng gà quý có chất lượng dinh dưỡng cao hơn các loại khác, nhiều người thậm chí còn nhầm lẫn giữa màu sắc của thịt gà. Nhiều người cho rằng, gà có thịt màu đỏ, hoặc màu nâu sậm mới là thịt ngon, còn thịt trắng thì ít chất dinh dưỡng, chính điều này khiến cho ở nhiều gia đình, miếng thịt đỏ, thịt nâu thì coi là miếng ngon, còn miếng thịt trắng thì bị thờ ơ, thịt đỏ thường là thịt ở vùng đùi, cổ do có nhiều vận động nên thịt chắc và dai hơn, ăn đúng là ngon hơn. Nhiều bà nội trợ vẫn chuộng gà ta hơn gà công nghiệp. Có những gia đình chỉ ăn gà ở quê gửi lên, chứ không dám mua gà ở thành phố[4] Do tâm lý người tiêu dùng chuộng gà dai hơn gà công nghiệp và giá của các loại gà này cũng rẻ hơn so với gà tươi trong nước do đó từ lâu Việt Nam được coi là thị trường béo bở cho những sản phẩm tạp nham từ cổ, cánh gà và gần đây là gà dai loại thải từ Trung Quốc, Hàn Quốc, đây là những sản phẩm chỉ được các nước sử dụng để chế biến thức ăn gia súc do chất lượng kém, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm[5]. Gà thải loại Hàn Quốc có độ giòn, dai nên rất được nhiều người ưa thích chọn làm đồ nhắm[6].

Liên quan